Hệ thống luật pháp Nhân quyền tại Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên

Hành quyết công cộng

Đảng Lao động Triều Tiên đã tái thực thi hình phạt hành quyết công cộng vào tháng 10 năm 2007 sau vài năm tạm dừng do vấp phải sự chỉ trích quyết liệt của quốc tế. Phần lớn các vụ tử hình rơi vào các loại tội phạm như bắt cóc, buôn lậu ma túy hay tham nhũng. Các tội khác như giết người, trộm cắp, phản quốc, hiếp dâm, kinh doanh bất hợp pháp, xem và phát tán các ấn phẩm của Hàn Quốc, v.v.. cũng có thể bị xử bắn[16]. Các số liệu về tội phạm không được công bố rộng rãi.

Tháng 10 năm 2007, giám đốc một nhà máy ở tỉnh Pyongan đã bị xử bắn trước 150.000 người trong một sân vận động vì tội thực hiện các cuộc gọi quốc tế từ 13 điện thoại khác nhau được lắp đặt dưới tầng hầm của nhà máy. Trong một vụ khác, 15 người đã bị hành quyết công khai vì tội vượt biên sang Trung Quốc.[17]

Liên đoàn Nhân quyền Quốc tế (FIDH) cáo buộc Triều Tiên tiến hành hàng nghìn các vụ hành quyết kể từ thập niên 1950, trong đó số lượng lớn nhất tập trung vào những năm 1990 và 2000. Theo báo Hàn Quốc Yonhap, chính quyền Triều Tiên đã cho hành quyết 60 người trước công chúng chỉ trong 8 tháng đầu năm 2016, nhiều gấp đôi so với năm 2015 cũng như các năm trước đó[18]. Theo thống kê chi tiết của trang Daily NK, chính phủ Triều Tiên đã xử tử công khai gần 1.400 người trong giai đoạn từ năm 2000 đến 2013, trong đó số người bị hành quyết lên đến đỉnh điểm 160 nạn nhân vào năm 2009[19]. Viện Thống nhất Quốc gia Hàn Quốc, do chính phủ Hàn Quốc tài trợ, cho biết trong sách trắng hàng năm về nhân quyền ở Triều Tiên cũng cho rằng có 1.382 vụ hành quyết đã diễn ra công khai trong giai đoạn 13 năm đó.

Một ủy ban của Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc cũng đã thông qua bản dự thảo, có sự hợp tác tài trợ của hơn 50 nước, thể hiện "sự quan ngại đặc biệt" về tình trạng vi phạm nhân quyền trên diện rộng tại CHDCND Triều Tiên, trong đó có các vụ hành quyết công cộng. Chính quyền Triều Tiên đã chỉ trích bản dự thảo là không chính xác và thành kiến, nhưng nó vẫn được gửi tới 192 quốc gia thành viên Đại hội đồng để biểu quyết.[20]

Năm 2011, một sĩ quan quân đội và một phụ nữ đã bị hành quyết trước 500 người dân vì tội nhặt truyền đơn do Hàn Quốc thả qua khu Khu phi quân sự Triều Tiên. Đây được xem là một phần kế hoạch củng cố kiểm soát ý thức hệ của nhà lãnh đạo Kim Jong-il trong bước chuẩn bị cho con trai kế nhiệm.(RFA)

Nhóm làm việc tư pháp chuyển tiếp có trụ sở tại Seoul cho biết đã xác định được vị trí của hàng trăm địa điểm hành quyết công khai ở Triều Tiên qua vệ tinh nhờ 610 người đào tẩu cung cấp cho họ. Nhóm không tiết lộ vị trí chính xác của 323 địa điểm vì họ lo ngại rằng Triều Tiên sẽ can thiệp, nhưng cho biết có tới 267 địa điểm nằm ở hai tỉnh phía đông bắc gần biên giới với Trung Quốc, khu vực xuất thân của hầu hết những người đào thoát được phỏng vấn. Báo cáo cho biết, các vụ hành quyết công khai ở Triều Tiên có thể được tiến hành ngay trong tù nhằm đe dọa các phạm nhân khác[21], hoặc gần các con sông, trên các cánh đồng và trên đồi, cũng như tại các khu chợ và sân trường – nơi mà những người dân khác và thành viên gia đình của những người bị kết án tử hình thường bị buộc phải tham gia chứng kiến. Nhóm này cũng cho biết họ đã ghi nhận 25 địa điểm mà chính quyền phơi xác người chết, và cũng tìm thấy các địa điểm có thể chứa các tài liệu hoặc bằng chứng liên quan đến các vụ giết người[22], bao gồm cả các ngôi mộ tập thể[23].

Hệ thống nhà tù

Bản đồ hiển thị các nhà tù chính trị (kwanliso) và nhà tù cải tạo (kyohwaso) ở Bắc Triều Tiên. Bản đồ được công bố năm 2014 bởi Báo cáo của Ủy ban Điều tra về Nhân quyền tại Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên, dưới sự quản lý của Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc.

Theo nhiều tổ chức quốc tế thì điều kiện trong các nhà tù của Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên rất tồi tệ và nguy hiểm:[24] Các tù nhân có thể bị tra tấn dã man.[25] Có cả hành quyết tù nhân công khai hoặc bí mật mà không cần qua xét xử, nhất là trong trường hợp tù nhân vượt ngục và với cả trẻ em;[26] Cưỡng bức phá thai cũng khá phổ biến[27]. Bị bỏ đói cũng là nguyên nhân khiến tỷ lệ tù nhân chết tăng cao,[28] ngoài ra còn do bệnh tật,[29] tai nạn lao động hay tra tấn.

Chính quyền Triều Tiên phủ nhận tất cả các cáo buộc vi phạm nhân quyền trong các nhà tù, và quả quyết rằng luật tố tụng hình sự nghiêm cấm các hành động như vậy,[30] thế nhưng các cựu tù nhân chứng nhận rằng tồn tại rất nhiều kiểu luật lệ trong các nhà tù.[31] Chính quyền cũng không cung cấp thông tin về các tù nhân cũng như về các nhà tù, và không cho phép bất kỳ tổ chức nhân quyền nào tiếp cận.[32]

Năm 2002, cựu tù nhân Lee Soon-ok đã ra chất vấn trước Hạ viện Hoa Kỳ về việc bà bị đối xử thế nào trong nhà tù của Triều Tiên. Trong bản chứng nhận của mình, bà khẳng định "tôi chứng nhận rằng phần lớn trong số 6000 tù nhân có mặt tại nhà tù khi tôi bị bắt vào năm 1987 đã chết dưới chế độ nhà tù hà khắc cho tới khi tôi được thả vào năm 2002."[33]Các cựu tù nhân khác như Kang Chol-hwanShin Dong-hyuk cũng cung cấp các bằng chứng về tình trạng vi phạm nhân quyền trong các nhà tù Triều Tiên.

Hệ thống nhà tù Triều Tiên tồn tại riêng biệt với các trại tù chính trị (tiếng Triều TiênKwan-li-so), dành cho các tội phạm chính trị; và các trại cải tạo (Kyo-hwa-so), dành cho những tội phạm phi chính trị.[34] Các trại tù lớn như Yodok và Bukchang được tách thành hai khu: một khu dành cho tù nhân chính trị bị giam giữ suốt đời, khu còn lại tương tự như các trại cải tạo, nơi các tù nhân đang thụ án dài hạn với hy vọng mơ hồ rằng cuối cùng họ sẽ được trả tự do. Các trại tù này thường nằm ở những thung lũng núi hẻo lánh xa khu dân cư và có diện tích rất rộng, nhằm cách ly tù nhân với thế giới bên ngoài và giảm thiểu khả năng vượt ngục của họ.[35][36]

Vào tháng 10 năm 2014, Triều Tiên lần đầu tiên thừa nhận rằng họ có các trại lao động. Choe Myong Nam, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Triều Tiên, cho biết: "Cả về luật pháp và thực tiễn, chúng tôi thực hiện việc cải tạo thông qua các trại giam lao động - không, các trung tâm giam giữ - nơi mọi người được cải tạo thông qua tinh thần và nhìn nhận về hành vi sai trái của họ".[37]

Trại tù chính trị

Bukchang
Chongjin
Hoeryong
Hwasong
Kaechon
Yodok
Các trại tù chính trị ở Bắc Triều Tiên

Các trại giam giữ các tù nhân chính trị hoặc những người bị xem là phản động được đặt dưới sự quản lý của Sở An ninh. Ở Triều Tiên, tội phạm chính trị bao gồm rất nhiều loại, từ phạm tội vượt biên cho tới âm mưu lật đổ chế độ, và bị phạt rất nặng.[38] Các tù nhân chính trị trong quá khứ phải tuân theo nguyên tắc trách nhiệm gia đình, có nghĩa là khi một người vào đây thì cả gia đình của họ (bao gồm cha mẹ, con cái, anh chị em và đôi khi cả ông bà) cũng sẽ bị bắt vào theo và bị giam đến hết đời mà không được xét xử theo một trình tự tố tụng nào.[39]Tuy nhiên, kể từ năm 1994, nguyên tắc trách nhiệm gia đình này gần như bị loại bỏ.[40][41]

Các tù nhân bị buộc phải lao động khổ sai với các công cụ hết sức thô sơ. Khẩu phần thức ăn ít tới mức họ phải ăn cả chuột, rắn, côn trùng để cầm cự qua ngày, điều này khiến các tù nhân thường xuyên đối mặt với bệnh suy dinh dưỡng và tệ hơn là nạn chết đói. Điều kiện lao động khắc nghiệt, tra tấn và tình trạng thiếu thốn thức ăn đã khiến nhiều tù nhân bị chết. Tù nhân nào làm việc chậm chạp hoặc không nghe lời quản giáo cũng bị đánh đập.[42] Tù nhân nếu vượt ngục bị bắt lại hoặc ăn cắp thức ăn sẽ bị hành quyết công khai.

Lúc đầu có khoảng 12 trại tù chính trị trên toàn lãnh thổ Triều Tiên nhưng sau đó chúng được sáp nhập với nhau. Năm 1987, một cuộc bạo loạn của tù nhân tại một trại tập trungOnsong đã bị đàn áp khiến 5.000 người chết, và trại tù này cũng đã bị đóng cửa sau đó do nằm quá gần biên giới với Trung Quốc.[43]. Ngày nay còn sáu trại tù chính trị trên khắp lãnh thổ Triều Tiên, chủ yếu nằm ở các tỉnh miền trung và đông bắc của đất nước.[44][45]

Phần lớn các trại tù chính trị được phát giác từ lời kể của các cựu tù nhân và có thể dễ dàng định vị chúng bằng các hình ảnh vệ tinh.

Trại tù chính trịTên chính thứcDiện tíchSố lượng tù nhân
Trại tù chính trị KaechonKwan-li-so No. 14155 km² (60 mi²)15000
Trại tù chính trị YodokKwan-li-so No. 15378 km² (146 mi²)46500
Trại tù chính trị HwasongKwan-li-so No. 16549 km² (212 mi²)10000
Trại tù chính trị BukchangKwan-li-so No. 1873 km² (28 mi²)50000
Trại tù chính trị HoeryongKwan-li-so No. 22225 km² (87 mi²)50000
Trại tù chính trị ChongjinKwan-li-so No. 250,25 km² (0,1 mi²)3000+

Một nhà báo Hàn Quốc tên Kang Chol-hwan là cựu tù nhân của trại tù chính trị Yodok, ông đã viết một cuốn sách (Bể thủy cung tại Bình Nhưỡng) kể về quãng thời gian bị giam trong tù.[46] Nhà hoạt động nhân quyền Hàn Quốc Shin Dong-hyuk là người duy nhất đã trốn thoát khỏi trại Kaechon và đã kể về thời gian bị giam trong đó.[47]

Trại cải tạo

Các trại cải tạo tội phạm do sở Nội vụ quản lý. Có sự phân biệt rõ ràng giữa các loại tội phạm thông thường và tội phạm chính trị, bởi vì những người đứng về phía phe xấu của các đảng phái có ảnh hưởng thường bị tố cáo trên cơ sở cáo buộc sai. Ngoài ra nếu không bị liệt vào những tội chính trị như không có liên lạc nào ở Hàn Quốc hoặc nhà thờ công giáo, các tù nhân cũng sẽ được chuyển đến các trại cải tạo và thường sẽ ở đó trong vòng 6 tháng đến 3 năm. Điều này đồng nghĩa với việc họ thoát được án tử. Gia đình được phép biết họ ở đâu và được thả khi nào. Tuy nhiên, trước khi điều đó xảy ra ở trại giam, họ vẫn phải đối mặt với những hình phạt vì tội phản quốc. Các tù nhân bị buộc phải nhận tội do bị đánh đập, tra tấn dã man (chẳng hạn, Lee Soon-ok bị bắt phải ngâm mình trong tuyết lạnh cùng với nhiều người khác, 6 trong số đó đã chết cóng vì không chịu được[48]) và sau khi thú tội sẽ bị phạt tù dài hạn.

Các trại cải tạo là những khu phức hợp được bao quanh bởi tường cao và bảo vệ chặt chẽ, tương tự như các nhà tù chính trị. Tù nhân phải lao động như nô lệ trong các nhà máy. Nếu không hoàn thành chỉ tiêu công việc sẽ bị tra tấn và cách ly vào các phòng giam đặc biệt, quá nhỏ đến mức không đủ chỗ để đứng hoặc nằm.[49] Sau những giờ lao động khổ sai, các tù nhân còn bị bắt phải học thuộc lòng các lời dạy của Kim Nhật ThànhKim Chính Nhật.

Do điều kiện thấp kém của nhà tù cùng sự tra tấn dã man mà rất nhiều tù nhân không thể sống sót cho tới khi mãn hạn tù.[50] Thực tế có nhiều trường hợp các tù nhân được tha trước hạn vì sắp chết. Nhà tù không muốn xử lý thêm nhiều xác chết nên trả họ về gia đình. Cũng có trường hợp họ được tự do nhờ những dịp sinh nhật của người trong gia đình Chủ tịch Kim Jong-un, nhưng hầu hết được thả trước thời hạn là do trại giam quá tải. Một nạn nhân sống sót đã đào thoát thành công cũng cho biết "nhiều người chết vì đói hoặc bệnh tật".[51]

Có khoảng 15-20 trại cải tạo khắp Triều Tiên.[52] Hai trại được phát hiện bởi vệ tinh và bị các cựu tù nhân tố giác:

Trại cải tạoTên chính thứcDiện tíchSố phạm nhân
Trại cải tạo KaechonKyo-hwa-so No. 1300 x 300 m (900 x 900 ft)6000
Trại cải tạo ChongoriKyo-hwa-so No. 12150 x 350 m (450 x 1050 ft)2000

Ngoài ra, còn có các trại khác cũng bị phát giác theo lời kể của cựu tù nhân[53]

  • Kyo-hwa-so No. 3 Sinuiju (ca. 2500 tù nhân) ở tỉnh Bắc Pyongan
  • Kyo-hwa-so No. 4 Kangdong (ca. 7000 tù nhân) ở tỉnh Nam Pyongan
  • Kyo-hwa-so No. 8 Yongdam (ca. 3000 tù nhân) ở tỉnh Kangwon
  • Kyo-hwa-so No. 22 Oro (ca. 1000 tù nhân) ở tỉnh Nam Hamgyong
  • Kyo-hwa-so No. 77 Danchun (ca. 6000 tù nhân) ở tỉnh Nam Hamgyong

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Nhân quyền tại Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên http://www.news.com.au/lifestyle/real-life/news-li... http://www.amnesty.org.au/news/comments/10245/ http://www.amnesty.org.au/news/comments/304/ http://www.servat.unibe.ch/icl/kn00000_.html http://abraham318.com/ http://www.atimes.com/atimes/Japan/DI19Dh03.html http://www.atimes.com/atimes/Korea/GC16Dg03.html http://nkay.blogsome.com/ http://www.canada.com/national/nationalpost/news/s... http://www.cbsnews.com/stories/2008/10/29/world/ma...